Ngày đèn đỏ có nên …? là điều các bạn nữ vẫn luôn băn khoăn và muốn tìm kiếm câu trả lời đúng.
Sau vô số lớp học yoga với đủ mọi phong cách tại các phòng tập. Một câu hỏi tiếp tục khiến tôi băn khoăn: Tại sao một số huấn luyện viên yoga lại khuyên phụ nữ không nên thực hiện các tư thế đảo ngược trong kỳ kinh nguyệt?
Ngày đèn đỏ có nên đảo ngược hay không đảo ngược… đó là câu hỏi.
Đừng hiểu sai ý tôi – Tôi rất vui khi nằm trên thảm của mình với tư thế Em bé. Trong khi những người còn lại của lớp thực hiện các tư thế đảo ngược nâng cao. Và nếu bạn có khả năng kiểm soát cơ thể để thực hiện động tác đảo ngược, thì xin chúc mừng bạn.
Nhưng liệu có rủi ro y tế, sức khoẻ nào liên quan đến việc thực hiện một số tư thế nhất định trong những ngày đèn đỏ không? Hay nó là một ý tưởng lỗi thời xuất hiện trong “chứng cuồng loạn” của phụ nữ?
Tư thế yoga đảo ngược: đứng bằng đầu biến thể (cây chuối)
Lý do là gì...
Các lý do mà một số giáo viên yoga khuyến cáo tránh các động tác lộn ngược như trồng cây chuối, đứng bằng đầu, đứng trên vai v..v… khi bạn đang trong những ngày đèn đỏ. Họ dựa trên lí thuyết trong truyền thống yogic để lại. Hoặc họ dựa trên giả thuyết của y học hiện đại rằng chúng có khả năng làm tăng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung.
Về mặt triết học, trong yoga, kinh nguyệt được coi là apana, có nghĩa là năng lượng của cơ thể bạn đang chảy xuống. Những người theo hướng chống lại sự đảo ngược vào ngày đèn đỏ. Họ quan điểm rằng các tư thế này sẽ làm xáo trộn dòng chảy năng lượng tự nhiên. Vì vậy vào ngày này, tốt hơn hết là bạn nên tránh gây áp lực làm ngược dòng chảy với các tư thế lộn ngược.
Vậy ngày đèn đỏ có nên làm ngược dòng chảy năng lượng tự nhiên không?
Dòng chảy năng lượng ngày đèn đỏ, không phải là một tình trạng gây bệnh lạc nội mạc tử cung.
Theo Tiến sĩ Kecia Gaither, OB / GYN, lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào giống như những tế bào lót trong tử cung (những thứ rụng trong kỳ kinh nguyệt). Chúng phát triển hoặc bị lạc bên ngoài tử cung, gây viêm, sẹo, vô sinh và đau đớn.
Gaither nói: “Không có nguyên nhân chính xác nào cho bệnh lạc nội mạc tử cung được tìm thấy. Có một số giả thuyết, bao gồm kinh nguyệt ngược, di truyền, mất cân bằng nội tiết tố. Hoặc liên quan đến dị tật tử cung.”
Và Gaither nói rằng “Vì không có một nguyên nhân xác định rõ ràng nào gây ra chứng rối loạn này. Nên phụ nữ hạn chế khỏi một số tư thế yoga trong ngày đèn đỏ. Nó là một cách tiếp cận an toàn tốt nhất.”
Theo thời gian, Phụ nữ thường được cảnh báo rằng nếu cơ thể của họ bị lộn ngược, lưu lượng máu sẽ đi ngược lại thay vì đi xuống và ra ngoài. Nó gây ra hiện tượng kinh nguyệt ngược dòng. Và sau này có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung.
Kinh nguyệt ngược dòng vào ngày đèn đỏ, có phải nguyên nhân chính gây lạc nội mạc tử cung
Kinh nguyệt ngược dòng, theo ước tính, khoảng 90% phụ nữ gặp phải. Nhưng chỉ 1/10 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Vì các nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung không được xác định rõ ràng, nên có thể không hợp lý khi loại trừ các trường hợp đảo ngược trên cơ sở y tế.
Một giả thuyết khác cho rằng, sự đảo ngược trong khi hành kinh có thể gây ra “tắc nghẽn mạch máu” trong tử cung. Nó gây ra lượng kinh nguyệt quá nhiều. Rủi ro này có thể xảy đến đối với những phụ nữ giữ tư thế đảo ngược trong một khoảng thời gian lâu. Chẳng hạn lâu hơn khả năng thấm hút của băng vệ sinh.
Ngày đèn đỏ có nên tập tư thế đảo ngược, thực tế là sự phù hợp và không phù hợp
Sự phù hợp của thời đại
Caputo nói: “Điều quan trọng là phải nhận ra rằng quan điểm này không bắt nguồn từ chức năng sinh học mà là ở triết học. Phần lớn những gì chúng tôi học được từ yoga truyền thống. Nó đều dựa trên quan điểm theo góc nhìn cổ xưa về kinh nguyệt và được chỉ dạy bởi những người chưa bao giờ có kinh nguyệt”.
“Yoga tác động đến hệ thần kinh tự chủ của một người. Cụ thể là, với một người bị rối loạn kinh nguyệt, thống kinh do căng thẳng và lo lắng thì yoga trị liệu (yoga therapy) hoàn toàn hữu ích với họ. Nhưng với các bài tập kéo căng, co cơ hoặc các bài nâng cao trong thực hành yoga thể chất. Thì yoga lại rất ít có tác dụng điều hòa lại dòng chảy kinh nguyệt quá mức hoặc không đều.”
Trên thực tế, nhiều người trong cả giới y tế và yoga khuyến nghị một số tư thế yoga trong kỳ kinh nguyệt. Nó như một cách để giảm bớt các triệu chứng khó chịu – như chuột rút và đầy hơi – đôi khi đi kèm nhiều triệu chứng khác.
Tiến sĩ Gaither nói: “Có những nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng các tư thế yoga để giảm đau vùng chậu”. Theo nguyên tắc chung, hãy lắng nghe những gì cơ thể đang nói với bạn.
Sự phù hợp theo từng thể trạng
Một số giáo viên cảm thấy, phụ nữ có năng lượng thấp trong kỳ kinh nguyệt nên tránh các tư thế có năng lượng cao như vậy. Nhưng thực tế một số phụ nữ có mức năng lượng bình thường. Hoặc thậm chí họ có năng lượng cao hơn bình thường vào những ngày đèn đỏ.
Vì vậy, “Đối với một số học viên, tất cả các tư thế lộn ngược đều có thể thực hiện trong kỳ kinh nguyệt. Và đối với những người khác, không có tư thế lộn ngược nào được phép làm trong ngày đèn đỏ”
Caputo nói. “Nếu một người phụ nữ không chú ý đến cơ thể của mình khi tập yoga trong những ngày đèn đỏ, thì ai sẽ làm điều đó?. Chúng ta nên quan sát cảm giác thực sự để đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân. ”
Yogini nổi tiếng Gina Caputo cho biết: “Việc đẩy niêm mạc tử cung ra ngoài trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó không phải do trọng lực thúc đẩy mà là do các cơn co thắt tử cung. Vì vậy, mặc dù không có khuyến cáo y tế nào nói rõ việc tránh đảo ngược cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt. Nhưng phụ nữ nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Người biết lịch sử sinh sản và tình trạng hiện tại của bạn khi quyết định làm như vậy có hợp lý hay không. “
Câu trả lời nằm bên trong chính bạn, người đang trong ngày đèn đỏ có nên ...?
Không có khuyến cáo khoa học nào nói rõ việc tránh các tư thế, miễn là chúng thoải mái với bạn. Bất kể bạn đang ở đâu trong kỳ đèn đỏ của mình.
Bạn đã có câu trả lời rồi, hãy cảm nhận việc đến ngày đèn đỏ theo cách của một Yogic. Hãy làm những gì bạn muốn, khi nào bạn muốn – hãy chinh phục đi, khám phá tư thế đảo ngược bằng kỹ năng của bạn.
Nếu cần tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ tại đây
Biên soạn và tổng hợp từ Rebecca Treon, Greatist
MẤT BAO LÂU ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT HUẤN LUYỆN VIÊN YOGA VÀ GIÁO VIÊN YOGA THERAPY
Đào tạo huấn luyện viên Yoga, giáo viên Yoga trị liệu, học xong một khóa đào tạo Yoga như quảng cáo đã là tất cả chưa?
YOGA TRỊ LIỆU MẤT NGỦ – GIẤC NGỦ AN
Tiến sĩ Sat Bir Singh Khalsa, Trường Y Harvard đã công bố nghiên cứu “Điều trị chứng mất ngủ mãn tính bằng Yoga”. cách trị mất ngủ mãn tính. Đây cũng là cách để dễ ngủ hơn
BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH TẬP YOGA TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?
Khám phá cơ chế quan trọng trong lớp tập Yoga trị liệu các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình có hiệu quả. Khoa vật lý, phục hồi chức năng …
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ CÓ TẬP YOGA TRỊ LIỆU ĐƯỢC KHÔNG?
Những điều cần phải biết khi quyết định tập Yoga trị liệu phục hồi bảo tồn cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ. Một nghiên cứu của khoa thần kinh vận động, Ý…
YOGA TRỊ LIỆU ĐAU CỔ VAI GÁY VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
Yoga trị liệu đau mỏi cổ vai gáy, căng cơ cổ vai gáy được Bác sĩ, Tiến sĩ Holger Cramer thuộc Đại học Duisburg-Essen, của Đức ứng dụng trong nghiên cứu cho thấy sự tác động vào 5 …
DẤU HIỆU TAI BIẾN, TẬP YOGA CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ
Tiến sĩ Y khoa Hemant Bhargav cùng đồng sự đã chỉ ra rằng: Tập Yoga được chứng minh giảm đáng kể nguy cơ gây đột quỵ. Và điều chỉnh tích cực sức khỏe của một người.
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.