Chuyển tới nội dung
Home » DẤU HIỆU TAI BIẾN, TẬP YOGA CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ

DẤU HIỆU TAI BIẾN, TẬP YOGA CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ

Tập Yoga là cách phòng ngừa đột quỵ và nhận biết dấu hiệu tai biến

Dấu hiệu tai biến mạch máu não rất quan trọng. Nhận biết càng sớm xử lý càng giảm bớt những di chứng sau đột quỵ. Tập Yoga là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả cho thời hiện đại này. 

Tiến sĩ Y khoa Hemant Bhargav cùng đồng sự đã chỉ ra rằng: Tập Yoga được chứng minh giảm đáng kể nguy cơ gây đột quỵ. Và điều chỉnh tích cực sức khỏe của một người. Yoga trị liệu là một cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Được đưa vào nhóm khuyến nghị thứ hai và thứ ba để thực hiện trong thực hành lâm sàng.

Người trẻ và trung niên chiếm 1/3 các trường hợp tai biến mạch máu não

Theo thống kê của Cổng thông tin bộ Y tế, hàng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ. Đột quỵ não là nguyên nhân chính gây tử vong, tàn phế hàng đầu trong đó người trẻ và trung niên chiếm 1/3 trong tổng số các trường hợp đột quỵ. 

MỤC LỤC

Tai biến mạch máu não là gì? Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đột quỵ là do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ dẫn đến việc cung cấp máu đến não bị gián đoạn, khiến não bị tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, lượng oxy và chất dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ dần chết đi và không có khả năng hồi phục.

Có hai loại tai biến mạch máu não phổ biến

  • Nhồi máu não: huyết khối tại mạch máu não, bị tắc nghẽn (đa số xuất phát từ tim), giảm tưới máu hệ thống và các bệnh lý về huyết học
  • Xuất huyết não: thường gặp là tăng huyết áp, chấn thương, sử dụng ma túy, dị dạng mạch máu não, vỡ phình mạch máu não

Cơn thiếu máu não thoáng qua (Transient ischemic attack - TIA)

  • Còn được gọi là đột quỵ nhẹ (mini Stroke) có triệu chứng thường chỉ kéo dài trong trong thời gian ngắn và ít để lại di chứng. 
  • Theo thống kê của Bộ y tế – chuyên trang thông tin về bệnh đột quỵ thì có khoảng 12% ca đột quỵ tử vong trong vòng một năm (đã xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua trước đó). 
  • Nguyên nhân là do có cục máu đông hoặc tắc nghẽn mạch máu não. Tuy nhiên cơ thể có khả năng tự làm tan cục máu đông, giúp lưu thông mạch máu não. 
  • Bất kỳ ai cũng có thể bị cơn thiếu máu não thoáng qua, tuy nhiên nguy cơ xảy ra cao hơn với người trên 55 tuổi, người có bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường. 

Dấu hiệu tai biến mạch máu não

  • Đột quỵ là loại bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời theo Theo thống kê của Bộ y tế – chuyên trang thông tin về bệnh đột quỵ
  • Đột ngột mất thị lực, không nhìn rõ ở một bên mắt hoặc cả hai mắt.
  • Đột ngột không nói được, nói ngọng bất thường, phát âm không rõ, không hiểu người khác nói gì.
  • Đột ngột khó di chuyển, chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn.
  • Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
  • Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân, thường xảy ra ở một bên cơ thể.

Các yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ

  • Tăng huyết áp: thúc đẩy sự phát triển của mảng xơ vữa động mạch trên động mạch não và tiểu động mạch, có thể dẫn đến tắc động mạch và tổn thương do thiếu máu cục bộ
  • Tăng cholesterol: nguyên nhân hình thành các mảng xơ vữa bám vào thành mạch máu. Khi hội đủ điều kiện thì các mảng xơ vữa này sẽ làm nghẽn mạch máu đến tim và não.
  • Đường huyết cao: bệnh đái tháo đường thường gây tổn thương mạch máu, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ
  • Ngoài ra, người thừa cân béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, ăn uống không lành mạnh, stress oxy hóa, thường xuyên căng thẳng và hay bị mất ngủ cũng rất dễ bị đột quỵ. 

Biến chứng của tai biến mạch máu não

  • BS. CKII. Nguyễn Trọng Luật (2022) Khoa nội Tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ trong các trường hợp bệnh nhân sống sót sau đột quỵ thì khả năng tàn phế, lệ thuộc cao. Có 10-13% bệnh nhân tàn phế, nằm liệt giường; 12% hồi phục một phần; 25% bệnh nhân có thể độc lập đi lại.
  • Sau đột quỵ, bệnh nhân thường khó hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường, giảm khả năng nhận thức, giảm khả năng tự vận động kèm theo những ảnh hưởng về kinh tế, chi phí thuốc, điều trị, hồi phục.

Sơ cấp cứu người đang có dấu hiệu tai biến

  • Gọi cấp cứu và nhờ người trợ giúp là điều đầu tiên cần phải làm
  • Nới lỏng quần áo, đặt người bệnh ở tư thế đầu cao hơn than người 45 độ hoặc nằm nghiêng an toàn nhằm bảo vệ đường thở của người bệnh. 
  • Nếu người bệnh có hiện tượng co giật thì lập tức lấy que hoặc đũa có quấn vải để ngang giữa hai hàm răng, việc này giúp cho bệnh nhân không cắn vào lưỡi.
  • Tuyệt đối không cho người bệnh sử dụng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì, không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh, không cạo gió.

Cách phòng ngừa đột quỵ

  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện dấu hiệu bất thường sớm và có phương án ngăn chặn/ điều trị kịp thời
  • Kiểm soát huyết áp
  • Kiểm soát chỉ số mỡ trong máu
  • Ổn định đường huyết
  • Bỏ thuốc lá
  • Duy trì cân năng phù hợp
  • Hạn chế thức uống có cồn như bia, rượu
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
  • Luyện tập thể dục thường xuyên. 
  • Tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống tích cực hơn
Cách phòng gừa đột quỵ bằng tập Yoga therapy nhận biết dấu hiệu tai biến
Lớp Yoga therapy cho người lớn tuổi phòng ngừa đột quỵ
Tập Yoga therapy nhận biết dấu hiệu tai biến và và học cách phòng ngừa đột quỵ
Lớp Giáo viên Yoga Therapy tập nâng cao thể lực tư thế đảo ngược giúp lưu lượng máu lưu thông đều, cách phòng ngừa đột quỵ

Cải thiện chứng căng thẳng mãn tính khi tập Yoga Therapy là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

  • Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân phổ biến làm tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và các rối loạn khác. Yoga trị liệu phòng ngừa đột quỵ thúc đẩy khả năng thích ứng, hiệu quả và khả năng phục hồi tinh thần tốt bằng cách tăng mức GABA (Gamma Amino Butyric Acid) và điều chỉnh hơn nữa trục HPA – nghiên cứu của Hemant Bhargav và cộng sự (2022), Nguyên tắc và thực hành Yoga trong y học tim mạch (pp.253-265), Viện Sức khỏe Tâm thần và Khoa học Thần kinh Quốc gia (NIMHANS) và Trường Y Harvard.
  • Nghiên cứu chỉ ra rằng, sau liệu trình yoga trị liệu phòng ngừa đột quỵ 14 tuần, thì người tập nhận được kết quả huyết áp tâm thu và tâm trương giảm tương đương với việc dùng thuốc. Và tác dụng có lợi lâu dài và tích cực hơn nếu bạn luyện tập đều đặn, đó là các chỉ số này giảm liên tục.

Cải thiện các chỉ số xơ vữa động mạch và insulin khi tập Yoga Therapy là cách phòng ngừa đột quỵ

  • Yoga trị liệu phòng ngừa đột quỵ giúp giảm tốc và đảo ngược quá trình xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch hoặc mạch máu não. 
  • Những thay đổi tích cực thấy trên chụp động mạch vành và các thông số chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng eo, LDL (lipoprotein mật độ thấp), chất béo trung tính (tgy), đau thắt ngực và thiếu máu cục bộ do gắng sức đã giảm đáng kể cùng với sự gia tăng đồng thời của HDL (lipoprotein mật độ cao) trong các trường hợp xơ vữa động mạch tiến triển sau khi luyện tập yoga trị liệu phòng ngừa đột quỵ một thời gian. Nghiên cứu của Hemant Bhargav và cộng sự (2022) – The Principles and Practice of Yoga in Cardiovascular Medicine (pp.253-265) thuộc Viện Sức khỏe Tâm thần và Khoa học Thần kinh Quốc gia (NIMHANS) và Trường Y Harvard
  • Tập yoga trị liệu phòng ngừa đột quỵ thường xuyên trong khoảng 3 tháng đã được chứng minh là làm giảm nồng độ malondialdehyde (một dấu hiệu của stress oxy hóa) và tăng mức độ glutathione, superoxide effutase và vitamin-C (chất chống oxy hóa) ở bệnh nhân tiểu đường và tăng huyết áp.

Cảnh báo

Khi có các dấu hiệu tai biến tai biến mạch máu não (dấu hiệu đột quỵ) cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Tập Yoga Therapy là một cách phòng ngừa đột quỵ tốt và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu có các yếu tố nguy cơ nên thường xuyên đến cơ sở y tế kiểm tra để kịp thời xử lý sớm. 

CÁC KHÓA ĐÀO TẠO YOGA TRỊ LIỆU & YOGA 

Bạn để lại phản hồi

error: Content is protected !!