Nội dung chính
Bệnh tiểu đường ở cấp độ nhẹ được kiểm soát nhờ Yoga, chia sẻ của một tiến sĩ tại bệnh viện Thế Giới Sakra
Bệnh tiểu đường phát triển khi tuyến tuỵ không sản xuất đủ insulin hoặc khi insulin của cơ thể được sử dụng không hiệu quả. Insulin là một loại hormone mà cơ thể chúng ta yêu cầu để chuyển hoá glucose cho các tế bào có thể hấp thụ và tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động bình thường.
Sống chung với bệnh tiểu đường, một tình trạng chuyển hoá mãn tính. Cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường chỉ xoay quanh việc khám sức khoẻ định kỳ, uống thuốc kịp thời và ăn kiêng nghiêm ngặt. Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chuyển biến của bệnh nếu không có chế độ nghiêm ngặt.
Bệnh nhân tiểu đường cần nhận thức và thay đổi nhiều khía cạnh
Các khía cạnh quan trọng cần chú ý: trọng lượng cơ thể, lối sống ít vận động và thói quen ăn uống không tốt, tất cả đều là những yêu tố chính gây ra nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Đặc biệt, nguy cơ bệnh tiểu đường cũng tăng lên do căng thẳng tâm lý.
Tiến sĩ Subrata Das, Chuyên gia tư vấn cấp cao – Nội khoa và bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Thế giới Sakra, đã chia sẻ cách yoga có thể giúp kiểm soát và đẩy lùi bệnh tiểu đường nhẹ. Ông nói rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy yoga chữa được bệnh tiểu đường khi nó còn nhẹ và giúp kiểm soát các biến chứng sau đó.
Yoga được biết đến rộng rãi với khả năng giảm căng thẳng, tăng vận động, ổn định lại huyết áp và tăng cường sức khoẻ nói chung, điều này có thể xoay chuyển bệnh tiểu đường cấp nhẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Yoga và các liệu pháp thân tâm khác là một giải pháp thay thế khả thi trong điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường. Chúng có thể kiểm soát sự tăng đường huyết liên quan đến căng thẳng và cải thiện đường huyết.
Kiểm soát căng thẳng là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường
Khi một người mắc bệnh tiểu đường bị căng thẳng, lượng đường trong máu của họ rất có thể sẽ tăng lên, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim.
Căng thẳng chiếm đến 70-80% nguyên nhân gốc rễ gây ra các bệnh lý của chúng ta. Tâm lý căng thẳng và tâm trạng tiêu cực có tác động hai chiều đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Yoga giúp củng cố não bộ có lợi ích trong trí nhớ, sự chú ý, nhận thức, suy nghĩ và ngôn ngữ.
Yoga giúp bệnh nhân tiểu đường như thế nào?
Trẻ hoá các tế bào tuyến tuỵ
Các tư thế yoga (tư thế thư giãn) tác động vào tuyến tuỵ, có thể làm tăng sự hình thành các tế bào beta sản xuất insulin.
Thúc đẩy giảm cân:
Yoga hỗ trợ giảm cân và cải thiện khả năng kiểm soát cân nặng, cả hai đều quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường, cũng như ngăn ngừa các biến chứng bao gồm bệnh tiểu đường loại 2, ung thư và bệnh tim.
Yoga thúc đẩy lưu thông máu
nhờ quá trình vận động kết hợp với hơi thở, dòng máu được lưu thông tốt hơn
Tăng sự hấp thụ glucose của các mô trong cơ
Yoga, giống như các loại hình thể dục khác, làm tăng khả năng hấp thụ glucose của các mô cơ, giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện tuần hoàn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cải thiện cảm xúc tinh thần, giảm căng thẳng
Tập yoga thường xuyên sẽ cải thiện tâm trí để tập trung tốt hơn và phát triển một thái độ tinh thần đúng đắn để đối phó với bệnh tiểu đường.
Yoga Therapy rèn người bệnh vào lối sống khỏe
Divya Rolla, Trưởng nhóm Yoga và Thiền tại nền tảng sức khỏe và thể dục Cult.fit , cũng tham gia cuộc trò chuyện. Cô ấy nói rằng “tập yoga hàng ngày có thể giúp kiểm soát nhiều bệnh khác nhau liên quan đến thói quen sống, lối sống như bệnh tiểu đường loại 2.”
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Nhưng yoga có thể giúp kiểm soát đường huyết cá nhân và giảm nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
Các thực hành như asana, pranayama, mudras, bandha, thiền, chánh niệm và thư giãn cũng làm giảm mức đường huyết và giúp kiểm soát các tình trạng bệnh kèm theo liên quan đến bệnh đái tháo đường týp 2.
Các asana kết hợp với pranayama và thiền định, chống lại nguồn gốc gây căng thẳng và loại bỏ nó. Hơn nữa, là một công cụ vô thời hạn giúp một người cân bằng cảm xúc, tinh thần, quản lý căng thẳng trong đời sống. Bộ công cụ này hoạt động trên cả thể chất và tinh thần, giảm căng thẳng hiệu quả, từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Sáu tư thế Yoga trị liệu (Yoga therapy) giúp bệnh nhân tiểu đường nhẹ, đảm bảo thể lực và nâng cao khả năng kiểm soát lượng đường trong máu
Để có tác dụng nâng cao thể lực và khả năng kiểm soát lượng đường trong máu với người bị bệnh tiểu đường nhẹ. Các bài tập Yoga therapy cần luyện tập đều đặn và liên tục. Đối với người có các bệnh lý đi kèm về thoát vị dĩa đệm, phồng lồi, hoặc đang bị chấn thương, có thể liên hệ tư vấn miễn phí tại đây
1. Viparita Karani (Nằm gác chân lên tường với gối yin hỗ trợ):
Tư thế đảo ngược này giúp thư giãn, giảm mức độ căng thẳng. Do đó có thể làm giảm huyết áp và lượng đường trong máu. Nó cũng có thể giảm đau đầu, tăng cường năng lượng và tăng cường tuần hoàn cho cơ thể.
Cách thực hiện:
- Ngồi sát về tường (một bên thân người chạm tường).
- Từ từ bạn nghiêng người nằm xuống thảm và đưa hai chân gác lên tường và duỗi thẳng. Khi này, mông của bạn có thể cách tường một chút, nếu biên độ gập hông của bạn tốt có thể di chuyển sát vào tường, sao cho vẫn đảm bảo lưng chạm sàn và được thoải mái.
- Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của gối ôm dưới thắt lưng và khăn/ chăn đặt ở lưng trên và đầu để được thư giãn tốt hơn. (như hình trên)
- Giữ trong tư thế này 3-5 phút, hít thở nhẹ nhàng.
- Khi thoát thế, bạn thực hiện gập gối, bắp đùi gần về bụng. Từ từ nằm nghiêng người sang 1 bên. Đến khi hoàn toàn sẵn sàng, bạn thực hiện nâng người ngồi dậy. (Hãy cẩn trọng và chậm rãi trong việc chuyển đổi tư thế khi bạn có vấn đề về huyết áp, tim mạch)
2. Supta Baddakonasana (Cánh bướm nằm với gối yin hỗ trợ)
Đây là một tư thế phục hồi làm dịu hệ thần kinh. Tư thế này cũng có thể làm giảm mức độ căng thẳng của bạn, có thể giúp giảm huyết áp và lượng đường trong máu. Nó cũng được cho là có tác dụng kích thích cơ quan tiêu hoá, bàng quang và thận.
- Từ từ nằm ngửa về thảm.
- Đưa hai chân co lại, lòng bàn chân chạm vào nhau.
- Một cách thoải mái hơn là bạn dùng dụng cụ hỗ trợ. Với gối ôm dưới lưng, sao cho mông vẫn chạm sàn và một chăn mỏng kê dưới đầu để cổ được thư giãn. Hãy dùng thêm gạch (block)/ bồ đoàn để làm điểm tựa cho đầu gối.
3. Paschimottanasana (Ngồi gập người với gối yin dưới đầu gối)
Tư thế phục hồi này là một động tác uốn cong về trước. Ngoài việc giảm huyết áp và thúc đẩy giảm cân, tư thế này còn giúp giảm lo lắng, đau đầu và mệt mỏi.
- Ngồi thẳng lưng với hai chân duỗi thẳng về trước, lòng bàn chân bẻ ngập, mũi chân hướng lên trên.
- Tay cầm lấy bàn chân. Hít vào rướn thẳng lưng, mở ngực.
- Thở ra bạn gập nhẹ về trước. Luôn giữ lưng duỗi dài
- Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc với tới bàn chân, hãy thử cầm cổ chân, đầu gối. Hoặc thực hiện chùn đầu gối với một cái chăn cuộn tròn đặt ở dưới.
- Hãy lựa chọn phương pháp tập luyện thoải mái và vừa đủ sự căng ở gân chân.
4. Ardha Matyendrasana (Ngồi vặn mình)
Tư thế vặn mình này giúp kích thích các cơ quan trong bụng, có thể giảm lượng đường trong máu. Nó cũng được cho là cải thiện tiêu hoá và tăng mức năng lượng của bạn.
- Ngồi thẳng lưng với hai chân duỗi thẳng
- Chân phải gập gối, đặt qua bên trái, với đầu gối hướng lên trên. Chân trái gập gối sang phải, đầu gối hạ xuống sàn.
- Tay trái bắt qua đầu gối phải. Tay phải chống ra sau.
- Hít vào rướn ngực, thẳng lưng.
- Thở ra vặn xoắn từ hông lên ngực, lên vai. Xoay cổ mắt nhìn ra sau (cằm và vai song song với nhau)
- Giữ lại hít thở sâu 5 nhịp và đổi bên
*Lưu ý: Giữ thẳng lưng và hai mông chạm sàn
5. Jathara Parivartanasana (Nằm vặn mình)
Tư thế vặn mình này cũng giúp kích thích các cơ quan trong bụng, có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Tư thế này cũng giúp giảm đau và linh hoạt cột sống, lưng và hông của bạn.
- Nằm ngửa về thảm. Hai tay vươn sang ngang, lòng bàn tay úp xuống sàn.
- Hít vào, nâng hai chân lên vuông góc với thân người và gập gối.
- Thở ra nghiên chân, hạ gối sang phải. Xoay đầu, mắt hướng nhìn tay trái.
- Hít vào, nâng mặt và chân lên trở lại. Thở ra, bạn đổi bên
- Lặp lại 3-5 lần. Lần cuối giữ thế hít thở sâu 5 nhịp
*Lưu ý:
- Giữ các điểm góc vuông bao gồm: Đùi vuông góc với hông, bắp chân vuông góc với đùi.
- Hai vai được ấn xuống sàn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc vừa giữ 2 vai chạm sàn, vừa cố gắng cho đầu gối chạm sàn. Hãy thử kê gạch (block)/ bồ đoàn dưới đầu gối để dễ dàng hơn.
6. Salamba Sarvangasana (Đứng trên vai với tường hỗ trợ)
Sự đảo ngược này có thể giúp cải thiện lưu thông và kích thích tuyến giáp. Nó cũng có thể giúp làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng.
- Thực hiện tư thế nằm gác chân lên tường. Gập gối, bàn chân áp vào tường, sao cho cẳng chân tạo thành góc vuông với tường. Hai tay xuôi theo thân và ấn chặt xuống sàn.
- Hít vào ấn bàn chân, tạo lực đẩy hông lên cao.
- Giữ lại hít thở sâu 5 nhịp và thoát thế hạ hông.
*Lưu ý:
- Đặt lực về cầu vai bằng cách ấn nó xuống sàn.
- Không xoay cổ trong suốt quá trình giữ thế để tránh tổn thương đốt sống cổ.
- Nếu bạn cảm thấy khó chịu vùng cổ hãy thử kê chăn gấp dưới đầu và vai.
YOGA CHO NGƯỜI MỚI 6 LƯU Ý TRÁNH CHẤN THƯƠNG
Yoga cho người mới nên bắt đầu với Yoga trị liệu là một cách tiếp cận an toàn và hiệu quả. Hãy dành thời gian đọc trọn vẹn bài viết này, bạn sẽ hiểu vì sao?
MẤT BAO LÂU ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT HUẤN LUYỆN VIÊN YOGA VÀ GIÁO VIÊN YOGA THERAPY
Đào tạo huấn luyện viên Yoga, giáo viên Yoga trị liệu, học xong một khóa đào tạo Yoga như quảng cáo đã là tất cả chưa?
YOGA TRỊ LIỆU MẤT NGỦ – GIẤC NGỦ AN
Tiến sĩ Sat Bir Singh Khalsa, Trường Y Harvard đã công bố nghiên cứu “Điều trị chứng mất ngủ mãn tính bằng Yoga”. cách trị mất ngủ mãn tính. Đây cũng là cách để dễ ngủ hơn
BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH TẬP YOGA TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?
Khám phá cơ chế quan trọng trong lớp tập Yoga trị liệu các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình có hiệu quả. Khoa vật lý, phục hồi chức năng …
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ CÓ TẬP YOGA TRỊ LIỆU ĐƯỢC KHÔNG?
Những điều cần phải biết khi quyết định tập Yoga trị liệu phục hồi bảo tồn cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ. Một nghiên cứu của khoa thần kinh vận động, Ý…
YOGA TRỊ LIỆU ĐAU CỔ VAI GÁY VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
Yoga trị liệu đau mỏi cổ vai gáy, căng cơ cổ vai gáy được Bác sĩ, Tiến sĩ Holger Cramer thuộc Đại học Duisburg-Essen, của Đức ứng dụng trong nghiên cứu cho thấy sự tác động vào 5 …