Lớp tập Yoga trị liệu các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình. Nhờ vào việc có sự đối lập về hệ thống thị giác, cảm giác cơ thể và tiền đình. Đây là cơ chế quan trọng để phục hồi chức năng tiền đình ở người bị rối loạn tiền đình. Các bài tập bao gồm chuyển động của mắt, đầu và cơ thể.
Trong một báo cáo của Jáuregui-Renaud K, Thuộc viện an sinh xã hội Mexico. Tiến sĩ Kehrer đã kết hợp tập Yoga trị liệu và vật lý trị liệu cho người bị rối loạn tiền đình ngoại biên mãn tính.
Rối loạn tiền đình là gì?
Hệ thống tiền đình có chức năng chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi cơ thể di chuyển, khi cúi, xoay… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác của cơ thể. Từ đó giúp cho cơ thể giữ thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh nằm trong não bộ.
Hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai (hai bên) .
Rối loạn tiền đình (Vestibular Disorders) là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình ở phía sau ốc tai. Khi xảy ra rối loạn tiền đình, những tín hiệu sai lệch được gửi từ tai đến não. Gây ra cảm giác chóng mặt, mất cân bằng và các triệu chứng khó chịu khác.
Triệu chứng rối loạn tiền đình
Triệu chứng của rối loạn tiền đình bao gồm chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, choáng váng, buồn nôn, đau đầu, tê chân, nhịp tim gấp và thở nhanh. Bệnh cũng có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu nhiều, tê tay, tê chân, run rẩy. Khi có các triệu chứng rối loạn tiền đình này. Nên đi khám tại cơ sở Y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh.
- Chóng mặt: Cảm giác xoay vòng phía trên đầu hoặc trung tâm của môi trường xoay quanh.
- Hoa mắt: Mắt thấy các chấm đen, chấm sáng hoặc dải sáng chói lấp lánh.
- Mất thăng bằng: Cảm giác mất khoảng cách hoặc khả năng cân bằng.Choáng váng: Cảm giác mờ mờ đầu, trí nhớ kém, phân tâm.
- Buồn nôn: Cảm giác muốn nôn mửa, khó tiêu, kém ăn.
- Đau đầu: Cảm giác đau nhức đầu nhẹ đến đau đầu nặng.
- Tê chân: Mất cảm giác hoặc cảm giác đi lạnh, tê cóng ở chân, chân tay.
- Nhịp tim và thở nhanh: Nhịp tim và hô hấp tăng lên so với bình thường.
Rối loạn tiền đình trong bao lâu?
Các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, hoa mắt… có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, sau đó sẽ giảm dần. Nhưng trong một số trường hợp, quá trình phục hồi diễn ra từ từ. Và có thể mất khoảng 3 tuần để các triệu chứng rối loạn tiền đình biến mất.
Ngoài ra, bệnh rối loạn tiền đình có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nếu không tìm ra chính xác nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị hiệu quả. Thì bệnh có thể kéo dài suốt đời.
Người bị rối loạn tiền đình tập Yoga trị liệu có hiệu quả không?
“Tập Yoga trị liệu rèn luyện khả năng giữ thăng bằng của một người trong các tình huống. Trong tập Yoga trị liệu có các tư thế Asana kích thích cảm giác cơ thể liên tục. Nhiều bài tập được thực hiện khi nhắm mắt, do đó cần có sự tham gia của hệ thống tiền đình. Nguyên tắc chuyển động và phối hợp vận động cải thiện sự cân bằng.
Nhiều bài tập Yoga trị liệu có sự đối lập về hệ thống thị giác, cảm giác cơ thể và tiền đình. Đây là cơ chế quan trọng để duy trì hệ thống này hoạt động tốt. Phục hồi chức năng tiền đình ở người bị rối loạn tiền đình (các bài tập bao gồm chuyển động của mắt, đầu và cơ thể).”
Lưu ý cho người đang xảy ra triệu chứng rối loạn tiền đình
Tuy nhiên, người đang xảy ra những triệu chứng rối loạn tiền đình thì không nên tập Yoga mà cần nghỉ ngơi. Hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ổn định. Sau đó có thể tập Yoga trị liệu với một lộ trình riêng.
Hiệu quả của việc phục hồi chức năng tiền đình, được bổ sung bằng cách rèn luyện nhịp thở và các bài tập cảm nhận cơ thể, ở người bị rối loạn tiền đình ngoại biên mãn tính
Trong một báo cáo của Jáuregui-Renaud K, Thuộc viện an sinh xã hội Mexico. Tiến sĩ Kehrer rất nhiệt tình về việc thêm Yoga vào thói quen trị liệu của người bị rối loạn tiền đình ngoại biên mãn tính. “Não mất nhiều thời gian hơn dự kiến để học cách bù đắp cho sự mất cân bằng. Mất vài tháng trước khi quá trình điều hòa lại diễn ra. Tập Yoga trị liệu là một thành phần bổ sung cho quá trình điều trị tổng thể của bệnh nhân.”
Tập Yoga trị liệu cũng giúp đào tạo lại bộ não. Vì nó yêu cầu một người di chuyển cơ thể và đầu cùng nhau và cũng đối lập với nhau. Chuyển động vị trí này là rất quan trọng cho quá trình phục hồi.
Hơi thở luân phiên mũi làm dịu hệ thần kinh
Người bị rối loạn tiền đình cũng phát triển các triệu chứng phụ. Như giảm sức mạnh, mất phạm vi chuyển động, tăng căng thẳng – đặc biệt là ở cột sống cổ và vai, mỏi cơ và đau đầu.
Thở luân phiên bằng lỗ mũi có hiệu quả đối với những người bị rối loạn tiền đình. Thực hành pranayama này tạo ra chức năng tối ưu cho cả hai bên não. Nâng cao sự cân bằng giữa tư duy logic và sáng tạo của một người. Việc thực hành các bài tập Yoga trị liệu này. Làm dịu tâm trí và hệ thống thần kinh từ đó giảm căng thẳng và lo lắng.
Dòng chuyển đổi nhịp nhàng giữa lỗ mũi không chỉ mang lại nhiều oxy hơn cho cơ thể. Mà còn giúp làm dịu hệ thần kinh. bằng cách tạo ra sự tập trung khác rời khỏi các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Tập Yoga trị liệu kết hợp vật lý trị liệu cho phụ nữ 22 tuổi
Năm 2020, Tiến sĩ Raysa Freitas đã kết hợp vật lý trị liệu và tập Yoga trị liệu. cho một phụ nữ 22 tuổi bị rối loạn tiền đình mang lại hiệu quả rõ rệt. Người bị rối loạn tiền đình này được kiểm tra nhiều chỉ số liên quan đến thính giác, thị giác và thần kinh tai.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh rối loạn tiền đình
Người bị bệnh rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay gối thấp?
Người mắc bệnh rối loạn tiền đình cần thay đổi một số thói quen không tốt. Trong đó cần chú ý không nên để gối cao khi nằm ngủ. Gối để ở độ cao vừa phải sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Nằm gối quá cao cũng không tốt cả cho người bình thường, nên điều chỉnh để tránh các bệnh về đốt sống cổ.
Đàn ông có bị bệnh rối loạn tiền đình không?
Giới tính Nam hay Nữ đều có thể bị bệnh rối loạn tiền đình. Đặc biệt những người chịu áp lực quá cao. Căng thẳng dài hạn thường bỏ qua những dấu hiệu của cơ thể cảnh báo về sự nghỉ ngơi, tập luyện lối sống,.. càng dễ mắc các bệnh liên quan.
Bệnh rối loạn tiền đình có chữa dứt điểm được hay không
Tùy thuộc vào nguyên nhân, loại bệnh, mức độ bệnh, thời gian phát hiện, phương pháp điều trị tại cơ sở y tế… Nên kết hợp với tập luyện Yoga trị liệu sẽ giúp cho hệ thống tiền đình được cải thiện và phòng tránh tái phát.
Một số trường hợp phải dùng thuốc nhiều năm. Kết hợp với tập Yoga trị liệu rối loạn tiền đình có cải thiện rõ rệt về tình trạng.
Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp là không nguy hiểm. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng bệnh rối loạn tiền đình lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Đột ngột mất thăng bằng, hoa mắt chóng mặt nguy cơ bị té ngã và chấn thương,…
Đặc biệt, nếu phát hiện triệu chứng rối loạn tiền đình. Là nguyên nhân từ xuất huyết não, nhồi máu não. Kịp thời đến cơ sở y tế xử lý sẽ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý gì dành cho người bị rối loạn tiền đình kết hợp tập Yoga trị liệu?
1. Người đang xảy ra các triệu chứng rối loạn tiền đình: Cần đến cơ sở Y tế khám, xác định nguyên nhân và điều trị.
2. Người vừa mới điều trị ổn định rối loạn tiền đình và đang dùng thuốc: Tập Yoga trị liệu cần có Nhà trị liệu Yoga xây dựng và hướng dẫn lộ trình riêng.
3. Người đã từng bị rối loạn tiền đình, hiện tại đã ổn định. Cần xây dựng hệ thống tiền đình hoạt động tốt hơn tránh tái phát: Có thể tham gia các lớp nhóm Yoga trị liệu có sự hướng dẫn của giáo viên Yoga. Hãy nói cho giáo viên của bạn về tình trạng của mình.
4. Ngoài ra những người khỏe mạnh, Tập Yoga với nhóm thăng bằng giúp tăng chức năng của hệ thống tiền đình. Tập Yoga còn nhiều nhóm asana khác. Giúp các hệ cơ quan trong cơ thể phối hợp nhịp nhàng, thay đổi lối sống & nhận thức.
Một số hình ảnh bài tập Yoga trị liệu cải thiện chức năng hệ thống tiền đình
Một số bài tập Yoga trị liệu được thực hiện với đa dạng mức độ, thể trạng khác nhau. Cần có giáo viên Yoga trị liệu có kinh nghiệm, Nhà trị liệu Yoga hướng dẫn đối với người bị rối loạn tiền đình
Cảnh báo
Tình trạng rối loạn tiền đình cần được tập với chuyên gia, Nhà trị liệu Yoga có kinh nghiệm và chuyên môn Yoga Therapy. Yoga trị liệu là lựa chọn lý tưởng trong cho người bị rối loạn tiền đình. Nhưng nó không thay thế các biện pháp Y học hiện đại. Một số triệu chứng cấp tính có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc Y tế.
Lộ trình trị liệu, lớp tập Yoga trị liệu tại Ci Yoga. Hoàn toàn có thể kết hợp với quá trình dùng thuốc theo chỉ định.
Tài liệu tham khảo
1. Balance Disorders (2023), National Institute on Deafness and Other Communication Disorders (NIDCD), Hoa Kỳ [PubMed]
2. DY Patil, PhD, (2021) Effect of Yogasanas Versus Gaze Stability and Habituation Exercises on Dizziness in Vestibular Dysfunction, Khoa Vật lý trị liệu Thần kinh, Ấn Độ, [PubMed]
3. Freitas R, PhD, (2021) Case report: Vestibular Physiotherapy and Yoga in Vasovagal Syndrome, Research, society and development [PubMed],
4. Jáuregui-Renaud K, PhD, (2007) The effect of vestibular rehabilitation supplemented by training of the breathing rhythm or proprioception exercises in patients with chronic peripheral vestibular disease, thuộc Viện An Sinh Xã Hội, Mexico. [PubMed]